Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột
vào đây
!
Trang nhất
GIỚI THIỆU
CƠ CẤU TỔ CHỨC
GIỚI THIỆU BỆNH VIỆN TÂM THẦN TỈNH KON TUM
TIN TỨC
TIN TỨC TỔNG HỢP
TIN TỨC BỆNH VIỆN
TIN TỨC CHỈ ĐẠO TUYẾN
TIN TỨC CHUYÊN NGÀNH
KHÁM CHỮA BỆNH
THIẾT BỊ
LỊCH KCB
QUY TRÌNH KCB
CHÍNH SÁCH KCB
GIÁ DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH
QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA BỆNH NHÂN
CHUYÊN ĐỀ TÂM THẦN
TẠP CHÍ SỨC KHỎE
TÂM THẦN PHÂN LIỆT
ĐỘNG KINH
HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU
SÁNG KIẾN CẢI TIẾN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Thứ ba, 13/05/2025, 00:50
Điều dưỡng: Nghề ngày càng được xã hội ghi nhận
admin
2022-06-27T03:49:13-04:00
2022-06-27T03:49:13-04:00
https://bvtamthankontum.vn/vi/news/tin-tuc/dieu-duong-nghe-ngay-cang-duoc-xa-hoi-ghi-nhan-36.html
https://bvtamthankontum.vn/uploads/news/2022_05/image-20220516081725-1.png
Bệnh viện Tâm Thần tỉnh Kon Tum
https://bvtamthankontum.vn/uploads/zyro-image.png
Chủ nhật - 22/05/2022 23:26
Nghề Điều dưỡng có lịch sử gắn liền với cuộc đời của bà Florence Nightingale (1820 - 1910), được xem như là người khai sinh ra ngành Điều dưỡng hiện đại, với biểu tượng là cây đèn dầu cùng những câu chuyện đã làm lay động trái tim mỗi người, nhấn mạnh thông điệp sâu sắc tới mọi điều dưỡng viên về vai trò của công tác điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh.
Trước năm 1997 người Điều dưỡng còn được gọi là Y tá, khi Văn phòng chính phủ ban hành văn bản số 4508/CCHC ngày 10/9/1997 đổi tên Hội Y tá - Điều dưỡng thành Hội Điều dưỡng Việt Nam, khái niệm Điều dưỡng từ đó được làm rõ. Đến năm 2005, Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 41/2005/QĐ-BNV về Tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức Điều dưỡng thay thế ngạch Y tá thì khi đó chính thức không còn nghề Y tá.
Câu hỏi “Công việc của điều dưỡng và y tá có gì khác nhau?” được rất nhiều người hỏi, họ thấy không có sự khác biệt, nên họ vẫn gọi người Điều dưỡng là Y tá. Điều dưỡng khác với y tá ở nhiều điểm, đặc biệt về chức năng và nhiệm vụ. Y tá được đào tạo với trình độ sơ học, là người giúp việc cho các y, bác sĩ trong công tác điều trị và chăm sóc bệnh nhân, thực hiện các y lệnh của y, bác sĩ một cách thụ động, còn điều dưỡng hiện nay được đào tạo từ trình độ trung cấp đến đại học, sau đại học như chuyên khoa, thạc sỹ, tiến sỹ, trên thế giới đã có nhiều điều dưỡng được phong hàm Giáo sư. Người điều dưỡng ngoài phối hợp thực hiện các chỉ định của bác sĩ về điều trị cho người bệnh còn biết đánh giá, đưa ra những nhận định, chẩn đoán điều dưỡng và thực hiện các can thiệp theo phạm vi nghề nghiệp.
Điều dưỡng Lò Văn Tình chăm sóc trẻ mới sinh
tại Trung tâm Y tế huyện Ia H’Drai
Các quyết định hành chính không thể thay đổi ngay được suy nghĩ đã tồn tại lâu nay trong xã hội về nghề “Y tá” và “Điều dưỡng. Để thay đổi phải bằng thực tế, những giọt mồ hôi của người điều dưỡng rơi khi cặm cụi, nỗ lực, chăm sóc cho người bệnh từ bữa ăn, giấc ngủ, luôn bên cạnh người bệnh an ủi, động viên... người điều dưỡng luôn lắng nghe để thấu hiểu những nỗi đau, trong nhiều lĩnh vực khác như xã hội, tâm lý, thông qua thái độ, giao tiếp, giáo dục sức khỏe,… áp dụng vào quá trình chăm sóc người bệnh để âm thầm chia sẻ nỗi đau của người bệnh.
Những giọt mồ hôi từ sự nỗ lực của từng người điều dưỡng dần được cả hệ thống y tế công nhận. Tại tỉnh Kon Tum, trong những ngày kỷ niệm Quốc tế Điều dưỡng (12/5), ngày thành lập Hội Điều dưỡng (26/10) hay trong cả ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02) người điều dưỡng đều được tôn vinh. Nhiều hoạt động do điều dưỡng đề xuất được tổ chức, nhiều bức thư người bệnh viết gửi cám ơn… Đó thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo các đơn vị trong ngành Y tế, ghi nhận của đồng nghiệp và người bệnh với những công sức đóng góp của người Điều dưỡng.
Trung tâm Y tế huyện Tu Mơ Rông tổ chức
Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Điều dưỡng năm 2022
Trong đợt dịch COVID-19 vừa qua, với vai trò là một trong những chiến sỹ ở tuyến đầu, hình ảnh người điều dưỡng càng được ghi nhận trong từng nhiệm vụ ở khắp các mặt trận… Trong tương lai, người điều dưỡng có khả năng tạo nên sự khác biệt về chất lượng dịch vụ của hệ thống y tế bởi lực lượng điều dưỡng là lớn nhất trong ngành Y tế, họ cung cấp dịch vụ y tế nhiều nhất, thường xuyên nhất, trực tiếp nhất. Họ là người tiếp xúc đầu tiên và cuối cùng với người bệnh, đa số thời gian nằm viện, người bệnh luôn được điều dưỡng chăm sóc, theo dõi, sẻ chia. Nhưng để khẳng định vai trò và xây dựng hình ảnh, người điều dưỡng phải tiếp tục nỗ lực, cống hiến, phát huy hơn nữa vai trò chủ động trong công việc, liên tục cải tiến chất lượng các hoạt động chăm sóc không chỉ để người bệnh nhanh khỏi bệnh hơn mà còn làm cho người bệnh hài lòng hơn./.
Tác giả:
admin
Nguồn tin:
syt.kontum.gov.vn
Click để xếp hạng bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 lượt xếp hạng
Những tin mới hơn
Đoàn Thanh niên Trung tâm Y tế huyện Đăk Tô tham gia: “Ngày hội Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng năm 2022”.
(26/05/2022)
Cần tích cực và quyết liệt hơn trong công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết Dengue
(04/07/2022)
Tọa đàm kỷ niệm 68 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam
(27/02/2023)
Bộ Y tế yêu cầu tăng cường phòng, chống cúm gia cầm lây sang người
(10/03/2023)
Đẩy mạnh công tác phòng chống bệnh không lây nhiễm
(15/03/2023)
Khám sức khỏe cho người khuyết tật
(21/04/2023)
Các bệnh viện tìm cách giữ chân điều dưỡng viên
(17/05/2023)
Bộ Y tế yêu cầu phòng chống nắng nóng cho bệnh nhân và nhân viên y tế
(21/05/2023)
Thủ tướng: Xây dựng kế hoạch kiểm soát bền vững COVID-19 trong giai đoạn mới
(05/06/2023)
Đẩy nhanh chuyển đổi số, ứng dụng thành công AI trong y tế
(12/06/2023)
Những tin cũ hơn
Tập huấn tự test nhanh COVID-19 cho cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, ban ngành
(25/02/2022)
Tiêm vét mũi 3 vắc xin Covid-19 cho đối tượng từ 18 tuổi trở lên
(24/02/2022)
Đổi mới phong cách phục vụ, hướng tới sự hài lòng của người bệnh
(05/03/2021)
×
Xác minh bạn không phải là Robot
Mã bảo mật
Xác nhận
Bạn đã không sử dụng Site,
Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập
. Thời gian chờ:
60
giây
×
Giới thiệu bài viết cho bạn bè